Hầu như ai cũng từng gặp mụn đầu đen một lần trong đời. Mụn đầu đen cực kì khó chịu vì da dẳng và khó làm sạch được hoàn toàn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể chống lại sự tiến triển và ngăn ngừa những đợt tái phát mụn bằng những cách điều trị mụn đầu đen đúng đắn.
1, Những phương pháp điều trị mụn đầu đen phổ biến
-
Axit salicylic
Nói tới điều trị mụn đầu đen thì không thể bỏ qua axit salicylic. Thành phần này có khả năng làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ da chết, tẩy sạch bã nhờn – những tác nhân chính gây nên mụn đầu đen trên da.
Màu đen trong lỗ chân lông là kết quả của quá trình oxy hóa các tế bào da chết và dầu thừa. Do vậy, bạn không thể làm sạch mụn đầu đen chỉ với cách rửa mặt thông thường. Axit salicylic có thể tác động sâu vào trong da, ngăn ngừa tận gốc tác nhân gây mụn, từ đó hạn chế mụn đầu đen xuất hiện.
Thành phần này có thể gây kích ứng da nếu sử dụng không đúng liều lượng và nồng đọ thích hợp với làn da của mình. Bạn có thể bắt đầu điều trị mụn đầu đen với axit salicylic nồng độ thấp trước hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với tình trạng da của mình.

-
Benzoyl Peroxide
Benzoyl peroxide có cơ chế hoạt động khá tương tự với Axit salicylic. Chúng có thể phá vỡ các tế bào da chết trên bề mặt da và làm sạch sâu trong lỗ chân lông. Ngoài ra benzoyl peroxide còn có thể diệt khuẩn, tiêu viêm, hạn chế hình thành các loại mụn, đặc biệt là các loại mụn viêm, mụn nang.
Bạn cũng cần lưu ý tới nồng độ benzoyl peroxide khi sử dụng để tránh gây kích ứng da. Thông thường, da người trưởng thành sẽ phù hợp sử dụng benzoyl peroxide 2,5% dạng kem bôi.
-
Axit glycolic
Đây là một loại AHA nhẹ, có tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng và khơi thông các lỗ chân lông bị bít tắc. Tuy nhẹ nhưng tác dụng của Axit glycolic rất lớn. Ngoài việc làm sạch da, điều trị mụn đầu đen, chúng cũng thúc đẩy tái tạo da và tăng sinh collagen dưới da. Cải thiện kết cấu da và làm da mịn màng hơn là kết quả từ Axit glycolic.

-
Witch Hazel – Chiết xuất cây phỉ
Chiết xuất cây phỉ là một nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, nhưng những tác dụng chống viêm mạnh mẽ của nó thì khó có thành phần nào có thể vượt qua được. Bạn có thể tìm thấy chiết xuất hạt phỉ trong các sản phẩm nước cân bằng da.
Các phương pháp trị mụn đầu đen có thể làm khô và kích ứng da, dẫn tới viêm. Cho nên sử dụng một loại toner làm sạch nhẹ nhàng và tiêu viêm ngay lập tức là điều vô cùng cần thiết.
-
Retinoids và Dioic Acid
Những phương pháp trên phần lớn là làm sạch da, hỗ trợ điều trị mụn đầu đen. Bạn cũng có thể sử dụng những phương pháp tối ưu hơn để đẩy nhanh tốc độ điều trị mụn.
Retinoids và Dioic Acid là bộ đôi đắc lực trong hỗ trợ điều trị mụn đầu đen. Retinol là hoạt chất không thể thiếu trong danh sách sản phẩm bất cứ loại mụn nào. Chúng cũng hỗ trợ cải thiện nếp nhăn trên da. Axit dioic thì giúp làm chậm quá trình sản xuất bã nhờn và ngăn chặn vi khuẩn gây mụn.

2, Những lưu ý trong điều trị mụn
Bạn nên tẩy tế bào chết thường xuyên hàng tuần để loại bỏ những bụi bẩn bám chặt, lớp trang điểm còn thừa và tế bào chết trên da. Lưu ý là hãy chọn sản phẩm phù hợp với da của bạn và hạn chế chà xát gây tổn thương da. Bạn có thể chọn tẩy da chết vật lý hay hóa học tùy theo tình trạng da của mình.
Trong quá trình trị mụn đầu đen, không tránh khỏi việc lấy nhân mụn. Tuy nhiên, tự nặn mụn tại nhà hoặc lấy nhân mụn không đúng cách rất dễ gây thâm, sẹo hoặc viêm da. Tốt nhất là bạn nên tránh tự nặn mà hãy tới các phòng khám da liễu uy tín để được điều trị mụn chuẩn y khoa.

Sử dụng các phương pháp điều trị mụn như thuốc bôi có thể ngăn ngừa mụn tiến triển nặng hơn. Bạn có thể nhận thấy sự cải thiện trên da trong vòng vài ngày, và bạn cũng nên duy trì sử dụng những sản phẩm này để làm sạch da, ngăn cản mụn quay trở lại.
Hydrogen Peroxide cùng là một giải pháp điều trị mụn đầu đen, tuy nhiên nó không thích hợp để sử dụng lâu dài. Chất này có thể làm giảm sưng viêm nhanh chóng nhưng nó cũng là sản phẩm tẩy da mạnh. Nếu tình trạng mụn đầu đen của bạn không thể cải thiện trong thời gian ngắn, thì bạn nên sử dụng những sản phẩm có tính chất nhẹ hơn để đảm bảo sức khỏe làn da của bạn.
Pingback: Những lợi ích của da dầu - bạn đã biết hay chưa? — Blog chăm sóc da
Pingback: Những thói quen khiến da nổi mụn (Phần 1) — Blog chăm sóc da
Pingback: Cách chăm sóc da vùng mũi — Blog chăm sóc da